Nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ (Alnus nepalensis D. Don) để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn

30 tháng 3, 2016
Nghiệm thu đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ (Alnus nepalensis D. Don) để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn” mã số: KC.07.15/11-15.

     Chiều ngày 21/3/2016, Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ"Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ (Alnus nepalensis D. Don)để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn" mã số: KC.07.15/11-15, thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 – Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch do GS. TS. Phạm Văn Chương làm chủ nhiệm. Hội đồng nghiệm thu gồm các thành viên sau:

 

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức danh trong HĐ

1

GS.TS. Trần Văn Chứ

Trường Đại học Lâm nghiệp

Chủ tịch

2

TS. Trần Tuấn Nghĩa

Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Phó Chủ tịch

3

PGS.TS. Lê Xuân Phương

Trường Đại học Lâm nghiệp

Ủy viên, Phản biện 1

4

TS. Bùi Văn Ái

Viện Khoa học Lâm nghiệp VN

Ủy viên, Phản biện 2

5

TS. Trịnh Hiền Mai

Trường Đại học Lâm nghiệp

UV, thư ký khoa học

6

TS. Ngô Anh Sơn

Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang

Ủy viên

7

KS. Bùi Khắc Cường

Công ty LICOLA, Hội KHKTLN

Ủy viên

 

     Tham dự buổi nghiệm thu: Về phía Ban chủ nhiệm chương trình KC.07/11-15 có PGS.TSKH. Phan Thanh Tịnh, phó Chủ nhiệm chương trình và Ông Đoàn Xuân Hòa, ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình. Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có PGS.TS. Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng KHCN & HTQT, các nhà khoa học đến từ Viện Công nghiệp gỗ, Viện kiến trúc cảnh quan và nội thất và các cộng tác viên của đề tài.

 

     Sau 2 năm triển khai đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

 

     - Gỗ Tống quá sủ biến tính có một số chỉ tiêu cơ lý tương đương với gỗ nhóm III theo tiêu chuẩn phân loại gỗ Việt Nam (TCVN 1702-1971).

 

     - Nhà gỗ diện tích 40 m2xây dựng phù hợp với yêu cầu sử dụng của đồng bào miền núi, cấu kiện gỗ có một số chỉ tiêu chất lượng tương đương gỗ nhóm III theo TCVN 1702-1971.

 

     - 01 Máy ép gỗ dạng tấm; 01 Máy ép ngang sản xuất cấu kiện dạng dầm; 01 quy trình công nghệ và thiết bị xử lý nâng cao độ bền cơ học, tính ổn định kích thước, độ bền sinh học và khả năng chậm cháy của gỗ Tống quá sủ; 01 quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất cấu kiện dạng dầm và dạng tấm từ gỗ Tống quá sủ đã được xử lý, quy mô 3.000 m3gỗ/năm. Đề tài đã công bố được 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; Đã có 01 Giải pháp hữu ích về Quy trình công nghệ tạo cấu kiện xây dựng dạng dầm và dạng tấm từ gỗ Tống quá sủ được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận nộp đơn hợp lệ. Đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu mới về sử dụng các loại gỗ mọc nhanh rừng trồng; Công nghệ sản xuất các cấu kiện xây dựng từ gỗ có khối lượng thể tích thấp có thể thay thế các loại gỗ tự nhiên có độ bền và giá thành cao. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện gỗ xây dựng từ các loại gỗ mọc nhanh rừng trồng khác.

 

     Đề tài được Hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt yêu cầu và đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục chỉnh sửa báo cáo tổng hợp theo góp ý của Hội đồng để sớm nộp lên Ban chủ nhiệm chương trình để nghiệm thu cấp Nhà nước.

 

Một số hình ảnh buổi nghiệm thu đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chia sẻ

Tin nổi bật