Sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp tham gia Festival Khởi nghiệp 2020

15 tháng 1, 2020
Chiều 10/01/2020, tại Trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hà Nội, đoàn cán bộ...

Trong năm 2019, Chương trình Khởi nghiệp quốc gia đã thành công trong việc đổi mới hoạt động khởi nghiệp, kết nối đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương. Năm nay, có 600 dự án tham gia, Ban Tổ chức đã chấm và chọn ra 270 dự án, sau đó tiếp tục chọn ra 20 dự án và cuối cùng đã chọn lựa ra top 8 dự án vào vòng chung kết giới thiệu, kết nối đầu tư.

Theo đó, 8 dự án được giới thiệu kết nối đầu tư gồm: Dự án "SAVA - Nền tảng giải trí tư duy gắn kết" sẽ là "chiến binh"; Dự án "Sản xuất snack dinh dưỡng cao từ phụ phẩm da cá da trơn"; Dự án "Sản xuất cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững"; Dự án "Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn"; Dự án "Sản xuất thiết bị cảm ứng dập lửa" của Trường Đại học Lâm nghiệp; Dự án RECSPORTS - đưa mô hình thể thao giải trí mới vào Việt Nam; Dự án "dichobiet" (DICHOBIET FLATFORM) của Công ty Cổ phần Đi cho biết; Dự án "IBOT - Giải pháp tự động hóa bán hàng".

Dự án "Thiết bị cảm ứng dập lửa" của tác giả Cao Xuân Ninh đến từ Trường Đại học Lâm nghiệp là một trong 8 dự án đựợc chọn thuyết trình, kêu gọi đầu tư và nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Sau đây là một số thông tin về dự án:

Sản phẩm: "Thiết bị cảm ứng dập lửa" của nhóm là thiết bị cảm ứng, sử dụng dung dịch đặc biệt để dập lửa khác với các bình chữa cháy sử dụng CO2 thông thường, mang hiệu quả dập lửa tốt nhất, được sử dụng trong các hộ gia đình, trong chung cư, những nơi diện tích vừa và nhỏ.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị: khi có đám cháy thiết bị tự phun dung dịch dập lửa, cùng với đó có sử dụng thêm thiết bị báo khói để thông báo có đám cháy.

Thời gian gần đây, vấn đề cháy nổ đang gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy dự án mong muốn cải thiện những thiết bị cũ để cho ra những sản phẩm mới an toàn hơn để bảo vệ sự an toàn cho người dùng; nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy của người dân.

Thiết bị mang tính năng dập lửa tốt, tự động hóa để hạn chế tối đa rủi ro đối với người dập cháy, dập cháy một cách hiệu quả mà không cần đến gần đám lửa.

Dự án đặt mục tiêu năm đầu sản xuất 2.000 sản phẩm nhằm thăm dò thị trường, tập trung trước mắt vào thị trường Hà Nội và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong những năm tiếp theo.

Năm đầu dự án sẽ dùng các trang mạng để quảng bá sản phẩm. Giá bán trong năm đầu tiên là 1.850.000 đồng/thiết bị.

Năm đầu chi phí tổng sản xuất gần 2 tỷ đồng với 4 giai đoạn sản xuất: năm đầu tiên sản xuất 2.000 sản phẩm; Năm thứ 2 sản xuất 5.000 sản phẩm; Năm thứ 3 là 9.000 sản phẩm và 13.000 sản phẩm vào năm thứ tư.

Tổng vốn ban đầu của dự án là 2,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1 tỷ đồng chiếm 40%.

Một số hình ảnh tại Festival Khởi nghiệp 2020

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia phát biểu khai mạc

Đoàn cán bộ, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp tham gia Festival Khởi nghiệp 2020

Sản phẩm Thiết bị cảm ứng dập lửa đến từ sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp

Tác giả trao đổi với Nhà đầu tư quan tâm


Chia sẻ

Tin tức sự kiện